Phân tích EFA


Liên hệ:
Điện thoại: 01235 070- 234
Mail: spsssinhvien@gmail.com
Facebook:https://www.facebook.com/SPSS-Sinh-vi%C3%AAn-1176699179106991/
Phân tích nhân tố (EFA – Exploratory Factor Analysis) là tên chung của một nhóm các thủ tục được sử dụng chủ yếu để thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu. Trong nghiên cứu, chúng ta có thể thu thập được một số lượng biến khá lớn và hầu hết các biến này có liên hệ với nhau và số lượng của chúng phải được giảm bớt xuống đến một số lượng mà chúng ta có thể sử dụng được.


Phân tích nhân tố khám phá được ứng dụng trong rất nhiều trường hợp

Trong phân tích phương sai, hồi qui bội và phân tích biệt số, một biến được coi là phụ thuộc và các biến khác được coi là biến độc lập hay biến dự đoán. Nhưng trong phân tích nhân tố không có sự phân biệt hai loại như vậy. Mà thay vào đó, phân tích nhân tố là một kỹ thuật phụ thuộc lẫn nhau (interdepence) trong đó toàn bộ các mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau sẽ được nghiên cứu. Phân tích nhân tố được sử dụng trong các trường hợp sau:
(1) Nhận diện các khía cạnh hay nhân tố giải thích được các liên hệ tương quan trong một tập hợp biến. Ví dụ, chúng ta có thể sử dụng một tập hợp các phát biểu về lối sống để đo lường tiểu sử tâm lý của người tiêu dùng. Sau đó những phát biểu (biến) này được sử dụng trong phân tích nhân tố để nhận diện các yếu tố tâm lý cơ bản.
(2) Nhận diện một tập hợp gồm một số lượng biến mới tương đối ít có tương quan với nhau để thay thế tập hợp biến gốc có tương quan với nhau để thực hiện một phân tích đa biến tiếp theo sau (ví dụ như hồi qui hay phân tích biệt số). Chẳng hạn như sau khi nhận diện các nhân tố thuộc về tâm lý thì ta có thể sử dụng chúng như những biển độc lập để giải thích những khác biệt giữa những người trung thành và những người không trung thành với nhãn hiệu sử dụng
(3) Để nhận ra một tập hợp gồm một số ít các biển nổi trội từ một tập hợp nhiều biển để sử dụng trong các phân tích đa biến kế tiếp. Ví dụ như từ một số khá nhiều các câu phát biểu về lối sống (biến) gốc, ta chọn ra được một số ít biến được sử dụng như những biến độc lập để giải thích những khác biệt giữa những nhóm người có hành vi khác nhau.

Phân tích nhân tố có vô số ứng dụng trong các lãnh vực nghiên cứu kinh tế và xã hội. Trong nghiên cứu xã hội, các khái niệm thường khá trừu tượng và phức tạp, phân tích nhân tố thường được dùng trong quá trình xây dựng thang đo lường các khía cạnh khác nhau của khái niệm nghiên cứu, kiểm tra tính đơn khía cạnh của thang đo lường. Trong kinh doanh, phân tích nhân tố có thể được ứng dụng trong nhiều trường hợp:
(1) Phân tích nhân tố có thể được sử dụng trong phân khúc thị trường để nhận ra các biến quan trọng dùng để phân nhóm người tiêu dùng. Những người mua xe có thể được nhóm theo sự chú trọng tượng đối về kinh tế, tiện nghi, tính năng, và sang trọng. Và kết quả là có 4 phân khúc: những khách hàng tìm kiếm tính kinh tế, những khách hàng tìm kiếm tiện nghi, những khách hàng tìm kiếm tính năng và những khách hàng tìm kiếm sự sang trọng.
(2) Trong nghiên cứu sản phẩm, ta có thể sử dụng phân tích nhân tố để xác định các thuộc tính nhãn hiệu có ảnh hưởng đến sự lựa chọn của người tiêu dùng, Ví dụ như các nhãn hiệu kem đánh răng có thể được đánh giá theo khả năng bảo vệ chống sâu răng, trắng răng, mùi vị, hơi thở thơm tho, và giá cả.
(3) Trong nghiên cứu quảng cáo, phân tích nhân tố có thể dùng để hiểu thói quen sử dụng phương tiện truyền thông của thị trường mục tiêu.
(4) Trong nghiên cứu định giá, ta có thể sử dụng phân tích nhân tố để nhận ra các đặc trưng của những người nhạy cảm với giá. Ví dụ những người tiêu dùng nhạy cảm với giá có thể là những người có tính ngăn nắp, có suy nghĩ tiết kiệm và thường ở trong nhà nhiều hơn là đi ra ngoài.